Vốn lưu động là gì? Phân loại, Cách tính & Vay vốn lưu động lãi suất tốt
Cá nhân hay doanh nghiệp nhỏ nào cũng cần vốn lưu động để duy trì hoạt động kinh doanh diễn ra một cách bình thường. Chủ Doanh Nghiệp đã nắm rõ được các loại vốn kinh doanh và cách tính vốn lưu động như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu vay vốn lưu động lãi suất tốt, điều kiện và thủ tục vay mới nhất.
Vốn lưu động là gì?
Vốn lưu động (tiếng anh là Working capital) là thước đo tài chính thể hiện tính thanh khoản cũng như nguồn lực có sẵn cho một hộ kinh doanh/doanh nghiệp để phục vụ cho các hoạt động duy trì hàng ngày.
Nếu nắm vững quản lý tốt nguồn vốn lưu động sẽ hỗ trợ công tác quản lý kinh doanh và giúp việc kinh doanh không bị gián đoạn và duy trì, phát triển.

Các tính vốn lưu động đơn giản và chính xác nhất
Vốn lưu động rất hữu dụng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực của một hộ kinh doanh/doanh nghiệp nhỏ. Công thức tính vốn lưu động như sau:
Vốn lưu động = tài sản ngắn hạn – nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn là loại tài sản có thể quy đổi thành tiền mặt trong thời gian một năm. Bao gồm tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài khoản ngắn hạn khác.
Nợ ngắn hạn là những khoản nợ doanh nghiệp cần phải trả trong vòng một năm, bao gồm: Nợ phải trả, nợ dồn tích, vay ngắn hạn và các khoản vay ngắn hạn phải trả khác
Các số liệu về tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn được thể hiện trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Công thức tính tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn:
Tài sản ngắn hạn (TSNH) = Tiền mặt + Các khoản phải thu + Hàng tồn kho + TSNH hạn khác
Nợ ngắn hạn (NNH) = Nợ phải trả + Nợ dồn tích + Vay ngắn hạn + Các khoản vay ngắn hạn khác
Nếu kết quả tính vốn lưu động âm, điều này cho thấy vốn lưu động đang bị thiếu hụt. Đây là dấu hiệu cảnh báo doanh nghiệp đang gặp rắc rối, có nguy cơ vỡ nợ và không là lựa chọn đầu tư tốt. Trong lúc này, doanh nghiệp có thể cần đến những nguồn tài chính dài hạn khác.
Phân loại vốn lưu động
Có thể phân loại vốn lưu động theo các cách sau:
Phân loại vốn lưu động theo vai trò
– Trong dự trữ sản xuất: vốn lưu động gồm có các nguyên vật liệu (chính – phụ), nhiên liệu, công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay thế và động lực.
– Trong sản xuất: vốn lưu động bao gồm các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm hay các chi phí chờ tính toán.
– Trong lưu thông: vốn lưu động gồm vốn bằng tiền, vốn đầu tư ngắn hạn, các khoản thế chấp…
Theo cách phân loại vai trò của từng loại vốn lưu động trong sản xuất, kinh doanh doanh nghiệp sẽ bố trí nhu cầu vốn lưu động hợp lý trong từng giai đoạn, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và nhịp nhàng.

Phân loại theo quan hệ sở hữu
– Vốn chủ sở hữu: doanh nghiệp có toàn quyền sở hữu và quyền sử dụng với nguồn vốn lưu động. Có nhiều nguồn khác nhau như do vốn doanh nghiệp nhỏ tự bỏ ra, vốn từ ngân sách nhà nước, vốn góp cổ phần hóa doanh nghiệp,…
– Các khoản nợ: vốn lưu động là vốn vay được huy động từ các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng thương mại thông qua phát hành trái phiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán.
Phân loại theo nguồn hình thành
– Vốn điều lệ: vốn lưu động gồm nguồn vốn điều lệ ban đầu hoặc vốn điều lệ được bổ sung trong quá trình điều hành doanh nghiệp.
– Vốn liên doanh, liên kết: vốn lưu động gồm nguồn vốn góp của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh.
– Vốn đi vay: vốn lưu động được vay từ ngân hàng thương mại, các công ty tài chính hay tổ chức tín dụng,…
– Vốn huy động được huy động từ thị trường thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu.
Phân loại theo thời gian huy động
– Vốn lưu động tạm thời: là vốn đáp ứng các nhu cầu tạm thời như các khoản vay ngắn hạn ngân hàng.
– Vốn lưu động thường xuyên: là vốn mang tính ổn định giúp điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân loại theo hình thái vốn
Theo hình thái vốn, vốn lưu động có thể chia thành:
– Vốn vật tư, hàng hóa: cụ thể như hàng tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm…
– Vốn bằng tiền: là các khoản vốn như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư chứng khoán, các khoản phải thu,…
Cách phân loại theo hình thái biểu hiện này giúp cho việc đánh giá mức dự trữ hàng tồn kho và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
5 Ngân hàng cho vay vốn lưu động lãi suất tốt hiện nay
Các ngân hàng hiện nay đều triển khai cho doanh nghiệp vay vốn kinh doanh. Nhưng để có thể đưa ra lựa chọn tốt và phù hợp nhất, đây là 5 ngân hàng hỗ trợ cho vay vốn lưu động lãi suất tốt nhất hiện nay bạn có thể tham khảo:
Techcombank (TCB)
Techcombank là Ngân hàng có thương hiệu ngân hàng tốt nhất tại Việt Nam được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn với các gói vay vốn ưu đãi, đội ngũ chuyên viên tư vấn giải pháp tài chính phù hợp nhất với nhu cầu vay vốn lưu động của khách hàng, điều kiện linh hoạt, thủ tục giải ngân đơn giản tiết kiệm thời gian cho khách hàng từ lúc nhu cầu phát sinh đến khi nhận được vốn từ ngân hàng.
Lãi suất cho vay kinh doanh của ngân hàng Techcombank ở các gói vay sau:
- Hỗ trợ kinh doanh siêu tốc: 5,99%/ năm.
- Phát triển nông thôn đặc thù: 5,99%/ năm.
- Phục vụ các hoạt động kinh doanh khác: 7,49%/ năm.
Vietinbank
Vietinbank vẫn được doanh nghiệp ưa chuộng với các và uy tín của ngân hàng. Nằm trong 4 ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng và tin tưởng khi có nhu cầu tài chính vì có nhiều gói vay ưu đãi.
Ngân hàng Vietinbank áp dụng lãi suất thả nổi đối với khoản vay vốn lưu động kinh doanh chỉ từ 5%/ năm.
Đông Á
Có thời gian hoạt động trên thị trường tài chính – ngân hàng nhiều năm nay, ngân hàng Đông Á ngày càng cải tiến chất lượng dịch vụ, đem đến cho khách hàng sự trải nghiệm sử dụng dịch vụ và sự hỗ trợ tốt nhất về mọi mặt.
Ngân hàng Đông Á đang áp dụng lãi suất cho vay vốn kinh doanh được xem là khá cạnh tranh trên thị trường hiện nay, ở mức trung bình chỉ từ 5,5%/ năm.
VIB
VIB là một trong những ngân hàng Thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam, VIB cung cấp đến doanh nghiệp nhiều dịch vụ vay vốn và gửi tiền. VIB có khả năng đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp với đội ngũ tư vấn các giải pháp tài chính phù hợp nhất với từng nhu cầu vay vốn. Lãi suất vay vốn của VIB khá cạnh tranh từ 0.6% mỗi tháng.
VPBank
VPBank đi đầu trong lĩnh vực vay thế chấp lãi suất thấp được nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ lựa chọn. Hiện tại, VPBank là ngân hàng tư nhân đầu tiên tại Việt Nam lọt vào top 500 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu.
VPBank áp dụng các mức lãi suất cho các gói vay như sau:
- Vay khởi nghiệp: 7,9%/ năm.
- Vay kinh doanh VPBank trả góp: 7,9%/ năm.
- vay vốn của hộ kinh doanh: 8,6%/ năm.
*Các số liệu kể trên được thống kê vào thời điểm tháng 12/2021 và chỉ mang tính chất tham khảo.
Kim An – Hỗ trợ Doanh Nghiệp vay vốn lưu động ngân hàng an toàn và nhanh chóng”
Thiếu hụt vốn lưu động là nỗi lo lớn nhất của các doanh nghiệp và việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng là đơn giản và an toàn nhất. Vào những mốc thời gian cao điểm trong năm, nhu cầu vốn của doanh nghiệp là rất lớn nếu không được đáp ứng kịp thời nên cơ hội nhiều lần bị bỏ lỡ.
Với hệ thống dữ liệu lớn, đa dạng với hơn 1 triệu hộ kinh doanh và doanh nghiệp vi mô, Kim An là đơn vị góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện cho Chủ Kinh Doanh/Hộ Kinh Doanh thông qua hợp tác sâu rộng với các đối tác Ngân hàng và Công ty Tài chính. Kim An hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực phân phối sản phẩm vay vốn, cung cấp chấm điểm tín dụng và tích hợp công nghệ tài chính. Với kinh nghiệm hơn 8 năm, Tư Vấn Tài Chính Kim An sẵn sàng hỗ trợ Chủ Kinh Doanh đăng ký và thực hiện hồ sơ vay vốn lưu động ngân hàng một cách an toàn và nhanh chóng.

(Nguồn: Internet)
Nếu Chủ Kinh Doanh/Hộ Kinh Doanh có nhu cầu vay vốn lưu động an toàn và nhanh chóng, hãy liên hệ ngay với Kim An để được tư vấn và hỗ trợ qua:
- Địa chỉ: 353-355 An Dương Vương, P.3, Q.5, TP.HCM
- Hotline: 1900 63 66 13
- Email: support@kimangroup.com
- Fanpage: www.facebook.com/taichinhkimanvietnam