Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp & Lãi suất 2021

Trong nền kinh tế hiện nay, doanh nghiệp có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, việc này cũng góp phần giải phóng các nguồn tài chính trong nền kinh tế một cách hiệu quả. Vậy cùng tìm hiểu các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp phổ biến và lãi suất 2021 nhé.

Huy động vốn là gì?

Huy động vốn là hình thức tiếp nhận nguồn vốn, tài sản có giá trị của các cá nhân, tổ chức,  nhằm tạo vốn để phát triển các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dưới các hình thức: Phát hành Cổ phiếu, Trái phiếu, Tín dụng ngân hàng,…

Huy động vốn là gì? - Ảnh 1
Huy động vốn là gì? (Nguồn: Internet)

Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp hiện nay

Vốn góp ban đầu

Khi doanh nghiệp được thành lập sẽ phải đầu tư một số vốn nhất định, cụ thể:

– Đối với doanh nghiệp nhà nước, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của ngân sách nhà nước.

– Đối với doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp phải có đủ vốn pháp định tối thiểu theo quy định của pháp luật để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp.

– Đối với công ty cổ phần, vốn góp ban đầu sẽ do các cổ đông đóng góp, đây là yếu tố quyết định để thành lập công ty. Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty, có trách nhiệm toàn bộ những vấn đề liên quan đến các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tương ứng với trị giá số cổ phần mà họ nắm giữ.

Huy động vốn từ phát hành cổ phiếu

Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và ích lợi sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư khi tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Để chào bán cổ phiếu ra công chúng, cần có các điều kiện sau:

– Khi đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, vốn điều lệ của doanh nghiệp phải từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên (tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán).

– Báo cáo hoạt động kinh doanh của năm liền trước thời điểm doanh nghiệp đăng ký chào bán ra công chúng phải có lãi và không lỗ lũy kế.

– Đại hội đồng cổ đông duyệt qua các phương án phát hành và sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán.

– Doanh nghiệp đăng ký chào bán cổ phiếu cam kết cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán trong thời gian một năm, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng được Đại hội đồng cổ đông duyệt qua.

Huy động vốn bằng tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại là mối quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với nhau dưới hình thức mua bán nợ hàng hóa. Tín dụng thương mại có 3 loại như sau:

– Tín dụng xuất khẩu là loại tín dụng do doanh nghiệp xuất khẩu cấp cho doanh nghiệp nhập khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

– Tín dụng nhập khẩu là loại tín dụng do doanh nghiệp nhập khẩu cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu để nhập hàng thuận lợi.

– Tín dụng đơn vị môi giới cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu, các ngân hàng thương nghiệp cỡ lớn thường không cấp tín dụng trực tiếp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà thông qua các đơn vị môi giới.

Huy động vốn bằng tín dụng thương mại - Ảnh 2
Huy động vốn bằng tín dụng thương mại (Nguồn: Internet)

Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu

Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức/cá nhân sở hữu trái phiếu đối với phần vốn nợ của doanh nghiệp phát hành. Điều kiện để công ty cổ phần phát hành trái phiếu như sau:

– Gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành phải được doanh nghiệp thanh toán đầy đủ.

– Doanh nghiệp phải thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đó trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác.

Huy động vốn bằng tín dụng Ngân hàng

Huy động vốn bằng tín dụng Ngân hàng là hình thức doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dưới các hình thức vay thế chấp tài sản cho ngân hàng hoặc vay tín chấp. Khi đó, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả cả vốn gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán theo các điều khoản quy định trong hợp đồng.

Cho đến nay, việc huy động vốn bằng tín dụng ngân hàng là hình thức phổ biến nhất vì có thủ tục đơn giản và khả năng giải ngân nhanh chóng hơn hẳn các hình thức còn lại. Hơn nữa, hiểu được diễn biến dịch Covid 19 diễn ra phức tạp làm ảnh hưởng đến kinh tế, nhiều ngân hàng áp dụng các chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn doanh nghiệp. Điều này càng kích thích nhu cầu huy động vốn từ tín dụng ngân hàng tăng cao không chỉ với doanh nghiệp lớn mà còn hộ kinh doanh tiểu thương. 

Lãi suất ngân hàng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 2021?

Dưới đây, Tư Vấn Tài Chính Kim An thống kê bảng lãi suất cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại 07 ngân hàng có lãi suất tốt nhất tháng 12/2021.

Ngân hàngLãi suất ưu đãi (%/năm)
Vietcombank7.5
BIDV6.7 – 7.5
Vietinbank7 – 8.1
MB7 – 8
ACB7
Bảo Việt6.99 – 8
Sacombank7 – 8.5

* Số liệu tham khảo từ TheBank và chỉ đúng tại thời điểm viết bài.

Thủ tục huy động vốn doanh nghiệp cơ bản

Doanh nghiệp huy động vốn bằng hình thức tín dụng ngân hàng cần chuẩn bị những thủ tục hồ sơ sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để đảm bảo điều kiện vay vốn ngân hàng:

– Hồ sơ pháp lý cá nhân người đại diện doanh nghiệp đi vay vốn

– Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp vay vốn: giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư.

– Hồ sơ tài sản đảm bảo (nếu vay thế chấp) như giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp của tài sản như nhà xưởng, tài sản gắn liền với đất, giấy phép xây dựng dự án,…

– Hồ sơ chứng minh thu nhập từ cho thuê tài sản hoặc báo cáo tài chính trong ít nhất 3 tháng gần nhất

– Hồ sơ chứng minh cho mục đích sử dụng vốn vay của doanh nghiệp

Bước 2: Ngân hàng tiếp nhận hồ sơ và thẩm định hồ sơ vay vốn doanh nghiệp

Ngân hàng sẽ tiến hành xác minh thông tin và thẩm định lại hồ sơ sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn được từ doanh nghiệp

Bước 3: Ngân hàng phê duyệt khoản vay vay vốn doanh nghiệp

Khi ngân hàng hoàn tất thẩm định hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp, nhân viên tín dụng lập các đề xuất tín dụng và gửi lên các cấp có thẩm quyền để phê duyệt khoản vay vốn. Sau đó nhân viên ngân hàng sẽ gửi thông báo bằng văn bản đến doanh nghiệp về khoản vay được duyệt.

Bước 4: Giải ngân khoản vay

Khi hồ sơ được duyệt, người đại diện doanh nghiệp vay vốn ký hợp đồng và ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân bằng tiền mặt hay chuyển khoản theo đúng hợp đồng vay vốn.

Thủ tục huy động vốn doanh nghiệp cơ bản - Ảnh 3
Thủ tục huy động vốn doanh nghiệp cơ bản (Nguồn: Internet)

Lưu ý khi doanh nghiệp huy động vốn

Hầu như các ngân hàng hay tổ chức tài chính hiện nay đều có các gói vay với lãi suất vô cùng hấp dẫn để hỗ trợ vốn cho những doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô, phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đã quyết định vay vốn thì hãy có kế hoạch trả nợ rõ ràng, để tránh dẫn đến việc không có khả năng thanh toán khoản vay.

Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp huy động vốn từ trái phiếu, tùy vào nhu cầu vốn mà doanh nghiệp cần có kế hoạch sử dụng nguồn vốn huy động và kế hoạch trả nợ chi tiết để đảm bảo tính khả thi của những kế hoạch này.

Kim An hỗ trợ vay vốn mở rộng và tái kinh doanh giải ngân trong 48 giờ - Ảnh 4
Kim An hỗ trợ vay vốn mở rộng và tái kinh doanh giải ngân trong 48 giờ (Ảnh: Kim An)

Kim An – Dịch vụ hỗ trợ huy động vốn doanh nghiệp với lãi suất hấp dẫn

Tư Vấn Tài Chính Kim An được thành lập từ năm 2013, luôn tự hào trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu Việt Nam về cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tài chính, kết nối các Tổ chức tín dụng đến các Chủ Kinh Doanh/Hộ Kinh Doanh tại Việt Nam. Đối tượng khách hàng Kim An hướng đến là Chủ Doanh Nghiệp vừa và nhỏ, Hộ kinh doanh gia đình, sạp quán. Chúng tôi mong muốn được là chỗ dựa tài chính vững chắc hỗ trợ Khách Hàng phát triển kinh doanh theo đúng định hướng.

Kim An có đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp và luôn sẵn sàng tư vấn các gói vay hỗ trợ huy động vốn doanh nghiệp với lãi suất hấp dẫn. Đồng thời, chúng tôi cung cấp dịch vụ hỗ trợ đăng ký và làm thủ tục vay vốn nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.

Nếu Chủ Kinh Doanh còn thắc mắc về các gói dịch vụ tài chính vay vốn, hãy liên hệ ngay với Kim An để được tư vấn miễn phí. Thông tin liên hệ:

Tác giả: adminKiman

Loading...